Thiết kế giếng trời được xem là giải pháp tuyệt vời nhất trong thiết kế không gian nội thất để đưa thiên nhiên vào ngôi nhà của bạn. Không chỉ mang đến một không gian sống xanh nó còn mang đến ánh sáng tràn ngập cho cả căn nhà. Hãy cùng Nhà Đẹp Miền Bắc tìm hiểu về thiết kế giếng trời và cách ứng dụng của nó cho không gian thiết kế nội thất nhà ở nhé.
Thiết kế giếng trời là gì?
Thiết kế giếng trời là khoảng không gian thẳng đứng được thông suốt từ tầng cao nhất hay mái nhà đến tầng trệt của ngôi nhà. Giếng trời giúp hứng trọn ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ ngôi nhà và được nhiều gia đình áp dụng. Đặc biệt xuất hiện nhiều trong nội thất nhà ống.
Vì sao nên thiết kế giếng trời cho nhà ở?
Ngoài tác dụng thẩm mỹ và đón ánh sáng, thiết kế giếng trời còn giúp đón tài lộc vào nhà. Theo phong thủy, giếng trời có phương thẳng đứng nên tượng trưng cho luồng sinh khí của trời đất đổ vào nhà.
Ngoài ra, giếng trời còn tạo ra không gian thoáng đãng cho căn nhà, giúp giảm bớt diện tích chật hẹp và u tối. Vì vậy muốn tiết kiệm diện tích bạn có thể thiết kế giếng trời ở cạnh cầu thang.
Nguyên tắc thiết kế giếng trời cho gia chủ
Để thiết kế giếng trời 1 cách hoàn hảo và mang tính thẩm mỹ cao, bạn nên tuân thủ 1 số nguyên tắc sau đây:
1. Vị trí giếng trời
Rất nhiều vị trí trong nhà có thể đặt giếng trời như phòng khách, cầu thang, nhà bếp, hay ở giữa nhà. Thông thường, người ta sẽ thiết kế giếng trời ở cầu thang để lấy ánh sáng và thông gió. Nếu cầu thang được thiết kế ở giữa nhà thì các không gian khác sẽ xoay xung quanh. Nhờ vậy mà luồng gió và ánh sáng sẽ lan tỏa toàn bộ nội thất.
Về hướng, bạn có thể đặt giếng trời ở hướng nam hoặc đông nam. Hai hướng này đón không khí mát và có nguồn ánh sáng ổn định, không quá chói gắt. Tuyệt nhiên không nên đặt ở hướng đông và tây.
Bạn cũng có thể áp dụng thiết kế giếng trời cho các công trình nhà ở như thiết kế nhà cấp 4, nhà phố, nhà ống, biệt thự, homestay,…
2. Kích thước giếng trời
Diện tích giếng trời nên dưới 5% so với diện tích sàn nhà, đặc biệt là nhà có nhiều cửa sổ. Và nên dưới 15% so với nhà ít cửa sổ. Thông thường kích thước giếng trời thông dụng từ 4 đến 6m2. Bạn có thể thiết kế theo bất kỳ hình dạng nào mà mình mong muốn như tròn, vuông, elip, ngôi sao,…
Những kích thước thông thường rất thích hợp với thiết kế nội thất biệt thự, nhà phố từ kích thước vừa phải đến rộng thoáng. Và cũng tùy thuộc vào độ rộng và chiều dài của căn phòng, bạn có thể thiết kế giếng trời với các kích thước khác nhau.
3. Cấu tạo của giếng trời
Thiết kế giếng trời được chia làm 3 phần là đáy, thân và đỉnh giếng.
- Đáy giếng: thường nằm ở tầng trệt, dùng để trang trí tiểu cảnh, cây xanh, hòn non bộ,… Không gian này có thể kết nối với phòng khách hay nhà bếp sẽ tạo được điểm nhấn thu hút.
- Thân giếng: là khoảng không gian nối từ đỉnh đến đáy giếng, giúp lan tỏa ánh sáng cho những khu vực xung quanh.
- Đỉnh giếng: là phần nằm ở trên cùng, thường là tầng thượng hoặc mái nhà, thường sử dụng mái bằng kính và hệ khung của mái.
4. Mái che
Mái che của giếng trời thường được dùng nhiều nhất là tấm polycarbonate hay còn gọi là tấm lấy ánh sáng. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các vật liệu khác như kính, bạt, tôn,…
5. Trang trí khu vực xung quanh giếng trời
Bạn cần xác định được không gian ánh sáng chiếu thẳng xuống từ đỉnh đến đáy giếng. Đây là nơi bạn có thể trang trí tiểu cảnh, cây xanh,.. cho không gian sống.
Phần đỉnh giếng có thể sử dụng khung hoa sắt và mái bằng kính. Phần tường xung quanh giếng trời có thể ốp đá hay gỗ tự nhiên. Phần đáy giếng có thể trang trí bằng hòn non bộ, cây xanh hay tiểu cảnh nhỏ để tạo điểm nhấn.
-
Một số lưu ý khi xây dựng giếng trời
- Thiết kế giếng trời với phần mái sử dụng chất liệu có độ bền cao, có thể chống chọi với mọi điều kiện thời tiết. Tránh tình trạng bị thấm, dột khi mưa.
- Theo phong thủy nên đặt giếng trời ở cung Tài Lộc, Thiên Mạng. Nên đặt giếng trời ở giữa nhà và đặt cây xanh, nước ở đáy giếng.
- Nếu ngôi nhà đã có đủ ánh sáng tự nhiên thì gia chủ nên cân nhắc có nên thiết kế giếng trời hay không.
- Nếu khu vực giếng trời là nơi sinh hoạt, qua lại nhiều thì nên để ít đồ trang trí để tránh đổ vỡ, gây nguy hiểm
- Nên thiết kế bản vẽ phù hợp với không gian xung quanh cũng như diện tích căn nhà. Để tránh làm giếng trời quá to hay quá nhỏ, gây mất cân đối trong thiết kế nội thất nhà ở.
Với những kinh nghiệm thiết kế giếng trời Nhà Đẹp Miền Bắc chia sẻ trên đây. Hi vọng sẽ giúp cho gia đình bạn có thêm ý tưởng mới cho mái ấm của mình.